Hội Bảo vệ quyền trẻ em Với “Công tác hỗ trợ, tư vấn pháp luật đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại”
Lượt xem: 4918  | Ngày đăng: 06/01/2020
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (Hội) thành lập với mục đích phấn đấu làm cho trẻ em được hưởng các quyền cơ bản và tham gia ngăn chặn mọi hành vi xâm hại quyền trẻ em theo quy định của pháp luậtViệt Nam và Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã phê chuẩn.

Sau 10 năm, kể từ ngày thành lập (8/4/2008) đến nay, Hội luôn cố gắng thực hiện tốt sứ mệnh trong đó có công tác hỗ trợ, tư vấn pháp luật đối với trẻ em bị bạo lực xâm hại và trở thành địa chỉ tin cậy trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em. Luật trẻ em 2016 ra đời, quy định tại khoản 4, Điều 92 “Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, ngoài việc thực hiện quy định tại Điều này có trách nhiệm tổ chức việc kết nối, thu thập thông tin, kiến nghị của các tổ chức xã hội và của trẻ em chuyển đến các cơ quan nhà nước để góp ý, tư vấn cho việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về quyền trẻ em; tham gia giám sát thực hiện quyền trẻ em; phát biểu chính kiến và kiến nghị của Hội đối với các cơ quan nhà nước có liên quan về các vấn đề về trẻ em và việc vi phạm pháp luật về trẻ em”, đây là cơ sở pháp lý vững chắc để Hội tiếp tục thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình.

1. Nhận thức được việc tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng chính sách pháp luật là nhiệm vụ rất quan trọng nên Hội đã tích cực tổ chức, thực hiện. Thông qua việc kết nối, thu thập thông tin từ các Hội địa phương, từ mạng quyền trẻ em (CR net), trẻ em, chuyên gia, các luật sư, luật gia, hội thảo, hội nghị, Hội đã đóng góp nhiều ý kiến vào văn bản quy phạm pháp luật như: Luật hôn nhân và gia đình 2014 (Cần hạ tuổi của trẻ em xuống 6 hoặc 7 tuổi trong việc bày tỏ ý kiến để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong các vụ việc ly hôn vì trẻ em đã có hiểu biết và năng lực để phát biểu về nguyện vọng của mình; Đề án thành lập Tòa án gia đình và người chưa thành niên (Cần xây dựng Quy tắc ứng xử và bảo vệ người chưa thành niên áp dụng cho Tòa án, đội ngũ Thẩm phán cần có chuyên môn, có đào tạo chuyên sâu và có Chứng chỉ về Quyền con người và các quy định chuyên biệt khi xét xử, Về hình phạt, cần ưu tiên, tăng cường áp dụng các biện pháp giáo dục tại cộng đồng một cách đa dạng, hiệu quả hơn, đề nghị quy định sự tham gia của các tổ chức xã hội không nhất thiết phải là thành viên của Mặt trận tổ quốc…); Luật trẻ em 2016; Bộ luật hình sự; Chỉ thị 18/CP-TTg ngày 16/05/2-17 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em… Kết quả là nhiều ý kiến được tiếp thu trong các văn bản quy phạm pháp luật.

2. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của Hội đã được thực hiện bằng nhiều hình thức: thông qua Website treemviet.net (có 423.804 lượt truy cập trong năm 2016, với hơn 3.813 bài đã đăng trong đó có 87 bài viết và hình ảnh minh họa tuyên truyền về Luật trẻ em); Bản tin, các sự kiện truyền thông; biên soạn và in ấn các tài liệu (phát hành hơn 15.000 tờ rơi và các nội dung vềbảo vệ quyền trẻ em; 20.000 cuốn Quyền trẻ em – Quyền của chúng mình…); Tài liệu cho trẻ em được chuyển tải thân thiện, dễ hiểu và tài liệu cho cánbộ tuyên truyền pháp luật đảm bảo tính khoa học, thực tiễn; Đặc biệt, một số địa phương đã tổ chức được các buổi tư vấn trực tiếp cho trẻ em, các bậc cha mẹ, các “Phiên tòa giả định” tại các trường học. Trong năm 2017 Chi hội Luật sư bảo vệ quyền trẻ em TP. Hồ Chí Minh, Hội Bảo vệ quyền trẻ emtỉnh Bắc Giang đã tổ chức được 50 cuộc tư vấn, tham vấn tâm lý, bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp cho 480 trẻ em, tiến hành giáo dục kiến thức pháp luật cho 450 trẻ em thông qua 3 cuộc tổ chức mô hình “Phiên tòa giả định”.

3. Tham gia giám sát: phối hợp với Trung ương liên hiệp hội phụ nữ Việt Nam thực hiện giám sát việc thực hiện quyền trẻ em tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; các địa phương chủ động tham gia các đoàn giám sát liên ngành như tỉnh Hội Bến Tre tham gia cùng UBMTTQ VN tỉnh Bến Tre để có cơ sở phản biện chính sách liên quan tới trẻ em như Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; tham gia giám sát tình hình cai nghiện ma túy và đầu tư cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới có liên quan tới trẻ em.

4. Công tác hỗ trợ, tư vấn pháp luật được thực hiện qua các hình thức tiếp dân, qua điện thoại, qua trả lời bằng văn bản, trả lời bạn đọc trên mục “Thư bạn đọc” trên website treemviet.net và qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Đối với trường hợp liên lạc qua điện thoại, công dân đến trụ sở đều được Hội  cử cán bộ có kinh nghiệm để hỗ trợ, tư vấn trực tiếp hoặc hướng dẫn công dân gửi các tài liệu cần thiết đến các cơ quan chức năng.

Đối với đơn thư gửi đến Hội, Hội nghiên cứu vụ việc và có tư vấn phù hợp hoặc có công văn kiến nghị xử lý gửi đến các cơ quan liên quan, có trách nhiệm xử lý.

Đối với các vụ bạo lực, xâm hại trẻ em được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, Hội đều kịp thời có công văn kiến nghị các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý, có trường hợp Hội phải gửi nhiều lần công văn (ví dụ dâm ô trẻ em ở Vũng Tàu của Nguyễn Khắc Thủy, thầy giáo dâm ô học sinh ở Quảng Nam, ông Hữu Bê dâm ô bé gái 13 tuổi tại Cà Mau…)

Thông qua việc phát biểu chính kiến về các vụ việc xâm hại quyền trẻ em Hội đã tham gia trả lời phỏng vấn trên các Đài truyền hình, báo viết, báo điện tử và Đài Tiếng nói Việt Nam trong các vụ việc liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em. Trong năm 2018, khi có những vụ việc nổi cộm như “cô giáo bắt học sinh uống nước giẻ lau ở Hải Phòng, vụ xử phúc thẩm ông Nguyễn Khắc Thủy, vụ học sinh trường chuyên Hà Nội – Amsterdam tố cáo anh rể bạo hành, vụ mẹ chôn con mới sinh ở Bình Thuận hoặc những vấn đề nóng về xử lý xâm hại trẻ em, lao động trẻ em… Hội đã phát biểu chính kiến đồng thời cũng là tư vấn cho trẻ em, cho mọi người trong việc phòng ngừa, rút kinh nghiệm và đảm bảo an toàn cho trẻ em.

Hội có mạng lưới Mô hình luật sư, luật gia thu hút 48 luật sư, luật gia và Hội thẩm nhân dân ở 9 tỉnh, thành phố tham gia, bao gồm Hà Nội, Thanh Hóa, Lào Cai, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long an. Hội có Chi hội luật sư tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, có Hội thẩm là Hội viên của Hội tham gia xét xử những vụ việc liên quan đến trẻ em. Điển hình như năm 2017, Cơ quan Thường trực phía Nam của Hội có cán bộ là thành viên Hội thẩm nhân dân đã tham gia xét xử 15 vụ án có liên quan đến trẻ em, bào chữa miễn phí cho 01 vụ bị cáo là người chưa thành niên trong vụ án “Trộm cắp tài sản”; Chi hội Luật sư Bảo vệ quyền trẻ emTP. Hồ Chí Minh đã cử các Luật sư tham gia 14 vụ bảo vệ quyền lợi của trẻ em bị bạo hành và xâm hại tại một số tỉnh phía Nam; các luật sư, luật gia là hội viên đã tư vấn cho trên 480 vụ việc liên quan đến quyền trẻ em.

Không chỉ hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho nạn nhân bị xâm hại Hội còn quan tâm, giúp ổn định cuộc sống sau khi bị xâm hại: như trường hợp hỗ trợ một nạn nhân ở TP. Hồ Chí Minh bị xâm hại dẫn đến mang thai Hội giúp cháu sinh con và động viên cháu đi học trở lại.

5. Nâng cao năng lực: Để giúp cán bộ địa phương thực hiện tốt công tác hỗ trợ trẻ em nói chung và trẻ em bị bạo lực, xâm hại nói riêng, Hội tổ chức các buổi tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng làm việc với trẻ em… Trong năm 2017 Hội tổ chức được 05 lớp tập huấn về Luật trẻ em, cách thức thực hiện trách nhiệm của Hội quy định tại Điều 92 Luật trẻ em 2016, công tác xã hội về trẻ em cho trên 500 cán bộ Hội, tổ chức 02 hội thảo nâng cao năng lực cho gần 80 luật sư, luật gia; Các Hội của các tỉnh, thành phố cũng tổ chức 396 lớp tập huấn, hội thảo, truyền thông cộng đồng về Luật trẻ em 2016, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em, kỹ năng sống… cho hơn 16.720 người lớn và trẻ em tham gia.

6. Một số khó khăn: Hội tích cực vận động các tỉnh, thành phố thành lập tổ chức Hội địa phương. Đến nay mới có 38 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tổ chức Hội, trong đó có: 18 Hội cấp tỉnh (một số tỉnh đã có mạng lưới Hội tới cấp xã); 01 Hội cấp huyện – (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An); 42 Chi hội ở một số tỉnh, thành phố và 06 Trung tâm trực thuộc Hội. Những địa phương chưa có tổ chức Hội sẽ rất khó khăn khi triển khai hoạt động hoặc nắm bắt những việc vi phạm quyền trẻ em. Do không phải là Hội đặc thù nên về nguồn nhân lực nhiều khi chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, nhiều người tham gia với vai trò là cộng tác viên nên thời gian hoạt động có thể không được lâu dài. Sự phối hợp của một số Bộ, ngành chưa được thường xuyên (như việc trả lời công văn – Năm 2017, chỉ có 58% số công văn của Hội gửi đi được phản hồi, từ đầu năm 2018 đến nay, khoảng 25% số công văn nhận được phản hồi. Diễn đàn đối thoại chính sách Hội đề nghị một số Bộ, ngành liên quan trao đổi thông tin nhưng không nhận được thông tin phản hồi). Khoản 4, điều 92 Luật trẻ em chưa có hướng dẫn cụ thể thực hiện, chưa được tạo điều kiện để thực hiện. Ngoài ra, các dịch vụ hỗ trợ phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em còn ít, trong khi các bậc cha mẹ thiếu kiến thức, hạn chế trong phương pháp dạy con, không ít các gia đình chưa quan tâm, còn mất cảnh giác…

7. Đề xuất:
7.1 Đề nghị Chính phủ:

Chỉ đạo các cơ quan liên quan ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Điều 92, đặc biệt Khoản 4 Luật Trẻ em năm 2016.
Tạo điều kiện để Hội thực hiện tốt nhiệm vụ tại Khoản 4, Điều 92 Luật trẻ em quy định tại khoản 3, Điều 9 Hiến pháp: “…Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động”.
Chính phủ chỉ đạo các địa phương hực hiện đúng quy định tại Điều 90 Luật trẻ em. Chỉ đạo các địa phương tùy tình hình thực tế thành lập tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em (quy định tại khoản 2, Điều 94 Luật trẻ em); có các mô hình tổ chức xã hội bảo vệ quyền trẻ em phù hợp và tạo điều kiện để hoạt động có hiệu quả.

Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về trẻ em; khuyến khích người dân phát hiện, tố giác các hành vi xâm hại trẻ em, cần lưu ý nguyên tắc bảo mật thông tin đối với nạn nhân; khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức cung cấp các hình thức tư vấn phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em, cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị xâm hại.
Chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát để sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em để phù hợp với tính chất “đặc thù” của những loại vụ việc này.

7.2 Đề nghị Bộ Công an nghiên cứu, bố trí các điều tra viên phù hợp, thân thiện đối với trẻ em bị xâm hại tình dục (đa số nạn nhân là trẻ em gái); chỉ đạo công an các cấp tăng cường công tác nắm bắt tình hình, xác minh, khẩn trương điều tra, phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi phạm tội xâm hại trẻ em.

7.3 Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchtăng cường truyền thông nâng cao nhận thức, kiến thức, trách nhiệm của gia đình trong quản lý, giáo dục con em trong phòng chống bạo lực và xâm hại tình dục.

7.4 Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạocó các biện pháp mạnh trong xử lý cán bộ, giáo viên xâm hại trẻ em, học sinh trong nhà trường. Tăng cường giáo dục đạo đức trong chương trình đào tạo giáo viên đặc biệt là bậc mầm non.

7.5 Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối caokiểm tra việc xử lý, xét xử các vụ việc xâm hại trẻ em của Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân các cấp đảm bảo tính kịp thời, nghiêm minh, khách quan; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong quá trình xử lý, xét xử các vụ xâm hại trẻ em.

7.6 Đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hộitổ chức giám sát việc thực hiện Điều 90 Luật Trẻ em về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp.

TRANG VIDEO
Hành trình kết nối yêu thương
Ngày: 13-01-2020 03:03
Van phong dien tu Chuong trinh cong tac Hoc tap lam theo loi bac Hệ thống văn bản hoat dong phong trao
  • Khai mạc Đại hội đại biểu Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Bắc Giang lần thứ III

    Khai mạc Đại hội đại biểu Hội Bảo vệ quyền trẻ em...

  • Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho Hội BVQTE tỉnh.

    Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương tặng Bằng khen của Chủ...

  • Phó Chủ tịch Hội BVQTE Việt Nam tặng Bằng khen của Chủ tịch Hội BVQTE Việt Nam cho các cá nhân tiêu biểu.

    Phó Chủ tịch Hội BVQTE Việt Nam tặng Bằng khen của Chủ...

  • Ban chấp Hành Hội BVQTE tỉnh Bắc Giang lần thứ III

    Ban chấp Hành Hội BVQTE tỉnh Bắc Giang lần thứ III